Những diều cần biết về Cholesterol
Ngày: 01-04-2021 bởi: khaianhly
Cholesterol đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Cholesterol giúp cơ thể hoạt động bình thường. Trong bài viết này, Phương Đông sẽ giúp quý khách hiểu thêm về Cholesterol.
Cholesterol là gì
Cholesterol là một thành phần của lipid máu, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các hoạt động cơ thể. Cholesterol là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh, cũng như trong việc sản xuất một số loại hormone, giúp cơ thể hoạt động bình thường và khỏe mạnh.
Cholesterol được hành thành từ 2 nguồn là từ trong cơ thể tổng hợp hoặc từ thức ăn. Khoảng 75% cholesterol trong máu được sản xuất ở gan và các cơ quan khác nhau trong cơ thể, phần còn lại là từ thức ăn. Các loại thực phẩm chứa nhiều cholesterol là các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phù tạng động vật.
Các loại Cholesterol
Cholesterol có 2 loại: loại "tốt" HDL-Cholesterol và loại "xấu" LDL-Cholesterol
LDL-Cholesterol (loại xấu)
Trong cơ thể, có một biến thể của LDL-Cholesterol (loại xấu) là Lp(a) Cholesterol. LDL-Cholesterol có vai trò vận chuyển hầu hết lượng Cholesterol có trong cơ thể. Nếu hàm lượng Cholesterol này tăng nhiều trong máu thì nguy cơ xuất hiện hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu (đặc biệt ở tim và phổi) gây xơ vữa động mạch, chính vì vậy LDL-Cholesterol được gọi là Cholesterol "xấu". Các mảng xơ vữa này dần dần có thể gây hẹp hay tắc mạch máu, thậm chí có thể vỡ mạch máu đột ngột, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.
Hàm lượng LDL-Cholesterol (loại xấu) tăng phụ thuộc vào các yếu tố gia đình, chế độ ăn uống, các thói quen có hại như hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên hoặc mắc các bệnh như huyết áp, đái tháo đường.
HDL-Cholesterol (loại tốt)
HDL-Cholesterol chiếm khoảng 25-30% hàm lượng Cholesterol có trong máu. HDL-Cholesterol đóng vai trò vận chuyển Cholesterol từ máu về gan, đồng thời giúp đưa Cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch. HDL-Cholesterol hạn chế các biến chứng tim mạch nguy hiểm.
Hàm lượng HDL-Cholesterol giảm có thể liên quan đến thói quen hút thuốc lá, không tập thể dục thường xuyên, thừa cân và béo phì,...
Lp(a) Cholesterol
Lp(a) Cholesterol là một biến thể của LDL-Cholesterol. Hàm lượng Lp(a) Cholesterol trong máu tăng có thể dẫn đến các nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch.
Đánh giá chỉ số Cholesterol trong máu
Việc gia tăng nồng độ Cholesterol trong máu hầu như không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng gì. Nồng độ Cholesterol tăng chỉ được phát hiện thông qua xét nghiệm máu định kì
Thông qua xét nghiệm lipid máu, bạn có thể biết được hàm lượng cholesterol hiện có trong cơ thể, từ đó có những điều chỉnh về khẩu phần ăn cũng như chế độ sinh hoạt để đạt mức cholesterol lý tưởng. Trong trường hợp việc điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt không có tác dụng, bạn nên đi khám bác sĩ và hướng dẫn sử dụng thuốc để điều chỉnh lượng cholesterol trong máu.
Eastern Medical Equipments Medical ( EMEC)
Hà Nội : Toà D, Vinaconex 2, Kim Văn - Kim Lũ, Khu ĐTM Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội | ĐT : +84 24 3573 8301 / +84 24 3573 8302 / +84 974903366
Đà Nẵng : 385 Trần Cao Vân - Q. Thanh Khê. | ĐT : +84 236 3714 788
Nha Trang : VCN Tower, 02 Tố Hữu Nha Trang. | ĐT : +84 974903366
Hồ Chí Minh : 94 An Bình - P.5 - Q.5. | ĐT : +84 28 3924 6848
Cần Thơ: 53,7 Nguyễn Việt Dũng, An Thới, Bình Thủy | ĐT : +84 292 3883493Email : info@eastern.vn
Có thể bạn quan tâm
GLUCOSE TRONG MÁU BAO NHIÊU LÀ TIỂU ĐƯỜNG?
Ngày: 21-10-2019
Bệnh tiểu đường là căn bệnh biểu hiện bởi tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin (do tuyến tụy không ...