GLUCOSE TRONG MÁU BAO NHIÊU LÀ TIỂU ĐƯỜNG?
Ngày: 21-10-2019 bởi: dinhthi
Bệnh tiểu đường là căn bệnh biểu hiện bởi tình trạng tăng đường trong máu mãn tính do thiếu insulin (do tuyến tụy không tiết insulin hoặc insulin hoạt động không hiệu quả).
Glucose trong máu (blood sugar) là nồng độ glucose – một loại đường đơn – có trong máu. Glucose là loại đường đơn giản – sản phẩm chủ yếu của quá trình chuyển hoát chất bột đường (carbohydrate) được cơ thể sử dụng nhằm cung cấp năng lượng cho hoạt động của nhiều tế bào.
Đường huyết được đo bằng miligrams trên deciliter (mg/dl) hoặc milimoles trên liter (mmol/l), để chuyển đổi đơn vị, chúng ta tính như sau:
- Từ mmol/l -> mg/dl bằng cách nhân với 18
- Từ mg/dl -> mmol/l bằng cách chia cho 18
Chỉ số đường huyết bình thường được y học đánh giá là an toàn phải đảm bảo:
- Chỉ số đường huyết bình thường khi đói ở mức từ 90 – 130mg/dl (tương ứng với 5,0 – 7,2mmol/l)
- Chỉ số đường huyết bình thường sau ăn ở mức thấp hon 180mg/dl (10mmol/l)
- Chỉ số đường huyết bình thường trước lúc đi ngủ thường dao động 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l)
- Chỉ số đường huyết thấp là dưới 70mg/dl (3,9mmol/l)
- Chỉ số đường huyết cao dao động từ 181mg/dl (10,1mmol/l) trở lên
Chỉ số đường huyết là chỉ số quan trọng trong việc chẩn đoán và đánh giá hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường.
==>> Xem thêm: Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu
Xét nghiệm nồng độ đường trong máu (hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết) là loại xét nghiệm đo nồng độ một loại đường gọi là glucose có trong máu cũng để kiểm tra xem nồng độ đường trong máu ở mức bình thường hay đạt đến mức bị tiểu đường.
Có nhiều loại xét nghiệm đường huyết như:
- Xét nghiệm đường huyết lúc đói được tiến hành sau khi nhịn ăn ít nhất 8 tiếng, đây là loại xét nghiệm đầu tiên để chẩn đoán tiền tiểu đường và tiểu đường.
- Xét nghiệm đường huyết 2 giờ sau khi ăn không phải là dạng xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường mà xét nghiệm để xem người bị tiểu đường có dùng đúng lượng insulin cần thiết tương ứng với các bữa ăn hay không.
- Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên được tiến hành bất cứ lúc nào trong ngày và không liên quan đến bức ăn. Có thể xét nghiệm kiểu này vài lần trong ngày, mức độ glucose trong máu không thay đổi có nghĩa là người khỏe mạnh, nếu nồng độ glucose biến động lớn thì có nghĩa là có gì đó không bình thường.
- Xét nghiệm dung nạp glucose đường uống là một kiểu xét nghiệm khác để chẩn đoán tiền tiểu đường và tiểu đường. Khi làm xét nghiệm này, mẫu máu được lấy vài lần sau khi uống chất lỏng có chứa glucose. Xét nghiệm thường được dùng để chẩn đoán tiểu đường thai kì, nếu thai phụ có đường huyết cao trong thai kì thì cần phải làm nghiệm pháp này sau khi sinh.
- Xét nghiệm máu HBA1C để đo lượng đường glucose ở dạng kết hợp với hồng cầu trong máu, xét nghiệm được dùng để chẩn đoán bệnh tiểu đường hoặc kiểm tra xem người bị bệnh tiểu đường có kiểm soát tốt hay không và liệu trình có cần phải điều chỉnh hay không. Kết quả định lượng HBA1C có thể dùng để tiên đoán nồng độ glucose trong máu trung bình hay được gọi là đường huyết đoán.
Để xác định một người có bị tiểu đường hay không bác sĩ phải dựa vào kết quả của các xét nghiệm xác định glucose trong máu. Một người được xác định mắc bệnh tiểu đường khi glucose trong máu thuộc một trong ba trường hợp dưới:
- ≥ 126mg/dl (tương ứng 7mmol/l) với xét nghiệm glucose đường huyết lúc đói (FPG)
- ≥ 200mg/dl (tương ứng 11,1mmol/l) với xét nghiệm xác định glucose trong máu sau khi thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose (uống 75gram đường glucose và kiểm tra đường huyết sau 2 giờ)
- ≥ 200mg/dl (tương ứng 11,1mmol/l) với xét nghiệm đường huyết bất kỳ
Nếu người bệnh không xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường (ăn nhiều, sút cân, tiểu nhiều, uống nhiều) thì để chẩn đoán chính xác cần thực hiện ít nhất 2 lần xét nghiệm (cách nhau không quá 7 ngày)
Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm 1 và 2 cho thấy mức glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đến ngưỡng chẩn đoán tiểu đường, khi đó bệnh nhân đang ở giai đoạn tiền tiểu đường.
Tiêu chuẩn chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường hoặc có nguy cơ cao theo các loại xét nghiệm đã nêu trên được tóm tắt trong bảng bên dưới:
Glucose trong máu tăng cao sẽ gây đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Tình trạng hôn mê hoặc tăng áp lực thẩm thấu khi đường huyết tăng cao quá mức. Người bệnh có thể tử vong nhanh chóng nếu không cấp cứu kịp thời (Đột quỵ).
- Các vấn đề về da như nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm….
- Tổn thương nghiêm trọng ở bàn chân rất khó lành khiến cho bàn chân bị hoại tử.
- Tổn thương võng mạc và các vấn đề khác của mắt có thể dẫn tới giảm thị lực, mù lòa.
- Các bệnh lý về tim mạch: hẹp động mạch, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ não…
- Tổn thương thận có thể dẫn đến suy thận, bệnh thận giai đoạn cuối.
- Suy giảm sinh lý, rối loạn tiêu hóa
=====>> Xem thêm: Nguyên lý xét nghiệm HbA1c
Để duy trì mức độ đường huyết ổn định, khỏe mạnh thì người bệnh nên làm theo các cách bên dưới để duy trì đường huyết ổn định:
- Bổ sung thực phẩm màu xanh và đỏ tươi: Các loại thực phẩm có chứa anthocyanins có trong các thực phẩm màu xanh và đỏ tươi như: nho, dâu và quả mọng giúp kiểm soát lượng đường huyết tốt hơn
- Theo dõi đường huyết thường xuyên và đều đặn
- Uống đều đặ thuốc hạ đường huyết hay insulin: Cần uống thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh những tác dụng phụ không mong muốn, tuân thủ theo đơn thuốc, lộ trình điều trị của bác sĩ, không được tự ý thay đổi liều lượng thuốc hay thêm thuốc mới mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Thực hiện chế độ ăn hợp lý, cân đối các thành phần: Thành phần dinh dưỡng hàng ngày được khuyến nghị là glucid 50-60%, protid 15-20%, lipid 20-30% tổng số calo trong ngày. Đặc biệt không được bỏ qua bữa sáng do ăn sáng giúp ổn định lượng đường trong máu suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo cộng với các loại trái cây hoặc các loại hạt sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết ổn định.
- Tập thể dục: Bạn nên tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút mỗi ngày, 5 ngày/tuần, lưu ý kiểm tra đường huyết, huyết áp, tình trạng tim mạch trước khi tập. Việc đổ mồ hôi trong khi tập thể dục giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khi duy trì một chế độ tập luyện phù hợp lâu dài, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin.
- Uống sữa: Các sản phẩm từ sữa góp phần làm giảm đáng kể nguy cơ kháng insulin, vì các protein và enzyme trong sữa đã làm chậm sự chuyển hóa lượng đường trong thức ăn thành lượng đường trong máu. Uống sữa mỗi ngày có thể giảm được nguy cơ kháng insulin lên tới 20%.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi: "Glucose bao nhiêu là tiểu đường". Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.
Có thể bạn quan tâm