Vai trò của chất sắt đối với mẹ bầu trong thai kỳ

 Mang thai làm tăng lượng máu của người mẹ lên đến 50%. Sắt cần thiết để tạo hemoglobin mà hemoglobin là một thành phần quan trọng của máu. Hemoglobin mang oxy đến khắp cơ thể người mẹ và thai nhi. Khi mẹ bầu không có đủ chất sắt trong cơ thể, họ có thể bị thiếu máu. Thiếu máu là tình trạng máu phổ biến nhất mà phụ nữ mang thai thường gặp phải và có thể khiến mẹ và bé có nguy cơ cao mắc một số biến chứng, bao gồm sinh non và nhẹ cân. Việc thiếu máu trong giai đoạn này cũng tăng nguy cơ cao bị tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật – sản giật, nhiễm trùng ối, ối vỡ sớm; giai đoạn chuyển dạ dễ bị chuyển dạ kéo dài, băng huyết sau sanh, nhiễm trùng hậu sản. Khi trẻ chào đời, bà mẹ có thể bị thiếu sữa nuôi con, dễ suy kiệt...Bên cạnh đó, con của những bà mẹ thiếu máu trong thai kỳ sẽ bị tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn trẻ khác về sau này.

Sắt còn giúp bảo vệ cơ thể không bị nhiễm khuẩn vì sắt cũng là thành phần của một enzym trong hệ miễn dịch, sắt giúp biến đổi Betacaroten thành Vitamin A, giúp tạo ra Colagen (chất này gắn kết các mô cơ thể lại với nhau).

Cơ thể không tự nhiên sản sinh ra sắt. Sắt chỉ có thể được bổ sung thông qua chế độ ăn uống hoặc các chế phẩm bổ sung. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai phải tăng lượng thức ăn giàu chất sắt trong chế độ ăn hằng ngày.

Mẹ bầu cần bao nhiêu chất sắt khi mang thai?

Phụ nữ mang thai cần tổng cộng 800 miligam (mg) chất sắt trong thời kỳ mang thai. Trong đó, thai nhi và nhau thai cần 300mg và lượng hemoglobin đòi hỏi ở người mẹ là 500mg. Cơ thể sử dụng một lượng sắt rất cao trong suốt giai đoạn giữa của thai kỳ. Vì vậy, nhu cầu chất sắt sẽ tăng từ 0,8mg mỗi ngày trong giai đoạn đầu lên đến 6–7mg trong giai đoạn sau.

Nhìn chung, mẹ bầu cần 2–4,8 miligram sắt mỗi ngày. Điều đó có nghĩa là lượng thức ăn mà bạn ăn phải chứa từ 20–48mg chất sắt. Nên bổ sung 30mg chất sắt mỗi ngày trong khi mang thai.

Các mẹ nên bổ sung sắt như thế nào:

Sắt có mặt ở hầu hết trong các loại thực phẩm như động vật hay ngũ cốc, các loại hạt. Các thực phẩm giàu sắt gồm: gan động vật (bò, heo), lòng đỏ trứng, các loại ngũ cốc, hạt bí ngô, đậu nành, đậu lăng, hạt mè, rau muống, thịt bò…Việc hấp thụ chất sắt từ thịt sẽ nhanh hơn từ ngũ cốc, hạt, rau củ quả vì quá trình này cần nhiều thời gian để chuyển đổi chất. Tuy nhiên, bạn cũng cần tránh ăn thịt và cá sống, vì điều đó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn, đặc biệt nguy hiểm khi mang thai.

Ngòai ra, sản phụ cần bổ sung thuốc chứa sắt và axitfolic bên cạnh việc duy trì một chế độ ăn giàu chất sắt, cân đối và đủ dinh dưỡng.

Sau đây là một số thực phẩm chứ nhiều sắt:

Bông cải xanh:

vai trò của chất sắt trong thai kỳ

Bông cải xanh bên cạnh việc bổ sung chất xơ, vitamin A, vitamin C còn chứa rất nhiều sắt, giúp cải thiện chất lượng máu trong cơ thể. Trong 100g bông cải xanh chứa tới 2,7mg sắt. Ngoài bông cải xanh thì các loại rau có lá màu xanh đậm như cần tây, rau ngót, rau bí, rau cải xanh, cải xoong... đều là những thực phẩm giàu sắt cũng như vitamin cần thiết cho khả năng hấp thụ sắt.

Thịt đỏ:

Chất sắt có nhiều trong thịt động vật, nhất là thịt đỏ. Cụ thể là thịt bò, thịt heo, thịt cừu... Thịt càng sẫm màu thì càng chứa nhiều chất sắt. Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chứa mỡ. Trong 100g thịt bò nạc có thể cung cấp 3,1mg sắt tương đương 21% lượng sắt cần thiết.

vai trò của chất sắt trong thai kỳ

Trứng

Trứng có tất cả các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần như sắt, protein, canxi, phốt pho, vitamin và khoáng chất. Do đó, trứng là loại thực phẩm giúp hạn chế nguy cơ thiếu dinh dưỡng, bổ sung sắt, tăng cường lượng máu đi nuôi cơ thể. Một lòng đỏ trứng cung cấp 0,4mg sắt.

Gan và nội tạng động vật

Bên cạnh thịt, đây cũng là thành phần cực kỳ bổ dưỡng. Các loại nội tạng phổ biến dễ chế biến là gan, thận, não và tim - tất cả đều chứa nhiều chất sắt. Chẳng những vậy, thịt nội tạng cũng giàu protein, vitamin A, vitamin B, đồng, selen và nhất là choline, đặc biệt tốt cho sự hình thành và phát triển trí não của thai nhi.

Hải sản

vai trò của chất sắt trong thai kỳ

Cua, tôm, trai, hàu, sò, ngao, cá thu, cá hồi... được xếp vào danh sách các loại thực phẩm có ích trong điều trị thiếu máu bởi chúng chứa khá nhiều sắt. Trong 100g cua đồng có tới 4,7mg sắt; 100g cua biển có tới 3,8mg sắt; 100g tôm khô có tới 4,6mg sắt... Ngoài ra, các loại hải sản còn chứa nhiều vitamin B12, thiếu hụt loại vitamin này cũng khiến cho cơ thể mắc bệnh thiếu máu.Rau chân vịt (cải bó xôi)

Rau chân vịt hay còn gọi là cải bó xôi, cũng như các nguồn rau có lá xanh đậm khác, chứa nhiều chất sắt nhưng lại rất ít calo, thích hợp cho các mẹ bầu muốn tránh béo phệ.

Tuy nhiên, chất sắt từ thực vật khó hấp thu hơn chất sắt từ động vật nhưng rau chân vịt lại rất giàu vitamin C. Điều này làm tăng đáng kể sự hấp thụ sắt.

Các loại đậu

Các loại đậu như đậu xanh, đậu Hà Lan và đậu nành hay tàu hũ... thực sự là nguồn protein và chất sắt tuyệt vời cho người ăn chay, không ngoại trừ mẹ bầu. Không những thế, các loại đậu cũng có thể chế biến thành món ăn vặt cho các mẹ bầu nhâm nhi, vừa không phải tiêu thụ quá nhiều calories, vừa cung cấp lượng lớn chất xơ hòa tan.

Bí ngô

Bí ngô không chỉ giàu hàm lượng sắt mà còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho máu như protein thực vật, carotene, vitamin, axit amin thiết yếu, canxi, kẽm, phốt pho… Đặc biệt, hạt bí ngô cũng chứa rất nhiều sắt. Trong 100g hạt bí ngô có chứa 15mg sắt. Bí ngô nên dùng thường xuyên cho người gầy yếu, xanh xao, mới ốm dậy…

Hạt bí ngô

Hạt bí ngô cũng là một nguồn dồi dào chất sắt, thường được dùng như một món ăn nhẹ, ngon miệng và tiện sử dụng. Ngoài ra, hạt bí ngô còn cung cấp vitamin K, kẽm, mangan, magiê giúp giảm nguy cơ đề kháng insulin, tiểu đường và trầm cảm.

Sô-cô-la đen

Thật ngạc nhiên khi sô-cô-la đen cũng là một nguồn cung cấp chất sắt. Đây là một món khoái khẩu của nhiều người và cả mẹ bầu hay thèm ăn vặt giữa các cữ. Ngoài ra, sô-cô-la còn có hoạt tính chống oxy hóa cao, có lợi đối với cholesterol và giảm nguy cơ bệnh lý tim mạch.

==>> Xem thêm: 9 loại thực phẩm có hại cho mẹ bầu

Đỗ

Các loại đỗ như đỗ tương, đỗ đen, đỗ đỏ, đỗ xanh mang trong mình hàm lượng sắt dồi dào. Chúng cũng rất giàu molypden - một khoáng chất cần thiết cho việc hấp thụ sắt và phát huy chức năng enzym. Tuy nhiên, chúng cũng chứa chất axit phytic có thể làm giảm khả năng hấp thu sắt. Để giảm tỷ lệ chất axit phytic nên ngâm đỗ vào trong nước ấm qua đêm trước khi chế biến.

Lưu ý khi sử dụng những thực phẩm bổ máu

Khi sử dụng những loại thức ăn bổ máu, chúng ta nên lưu ý những vấn đề sau:

- Cung cấp vitamin C song song để hấp thụ sắt vào cơ thể dễ hơn.

- Không dùng trà hay cà phê trong khi ăn vì phenol trong trà và cà phê ngăn cản hấp thụ sắt.

- Không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều sắt cùng lúc với các thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng khác gây ức chế sắt (làm giảm sự hấp thụ sắt) như sữa (canxi), ngũ cốc (phytates), đậu nành và râu chân vịt (oxalate).

  • Khi bị thiếu máu trầm trọng hơn nên bổ sung thuốc bổ máu và đương nhiên những loại thuốc này nên có sự chỉ định của bác sĩ

Vai trò của chất sắt trong thai kỳ là rất quan trọng đối với sức khỏe của mẹ bầu. Mẹ bầu cần bổ sung chất sắt để con luôn có đủ dinh dưỡng phát triển. Bên cạnh, thường xuyên siêu âm định kỳ để theo dõi sự phát triển của con.

 

 

 

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết về siêu âm ổ bụng

Những điều cần biết về siêu âm ổ bụng

Siêu âm ô bụng là phương pháp chẩn đoán lâm sàng phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết các phòng khám và cơ sở y tế đều có siê ...

Tầm quan trọng của siêu âm thai trong 3 tháng cuối thai kì chọn máy xét nghiệm miễn dịch cho phòng khám tư

Tầm quan trọng của siêu âm thai trong 3 tháng cuối thai kì

Siêu âm thai trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ là vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời những bấ ...