NHỮNG BIẾN CHỨNG NGUY HIỂM CỦA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Ngày: 02-10-2019 bởi: dinhthi
1. Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh tiểu đường bắt đầu khi cơ thể xuất hiện tình trạng rối loạn chuyển hóa đường, khiến đường trong máu tăng cao nhưng người bị bệnh không thể sử dụng lượng đường này. Để đủ năng lượng hoạt động, cơ thể buộc phải sử dụng thay thế năng lượng từ đường bằng năng lượng từ chất đạm, chất béo.
Qúa trình khiến rất nhiều bô phận trên cơ thể bị rối loạn chuyển hóa chung, nhưng nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là ở mạch máu và thần kinh. Cuối cùng nó gây ra biến chứng trên tim, thận, mắt, thần kinh, ngoài da và các cơ quan nội tạng khác.
Xem thêm:
- Chỉ số HbA1c quan trọng như thế nào đổi với bệnh nhân tiểu đường type 2
- Chẩn đoán sớm bệnh tiểu đường bằng xét nghiệm HbA1c
2. Các biến chứng tiểu đường
Biến chứng tim mạch gần như không xuất hiện triệu chứng gì, nhưng đến khi nó có triệu chứng như đau thắt ngực, khó thở… cũng có nghĩa là bệnh đã nặng lên rồi. Có đến 65% trường hợp tử vong do nhồi máu cơ tim, đột quỵ não với các bệnh nhân tiểu đường lâu năm.
Hiệp hội Đái tháo đường Thế giới khuyên rằng việc điều trị biến chứng tim mạch ở người bị bệnh tiểu đường quan trọng như việc giảm đường trong máu.
Chúng ta nên kiểm soát tốt chỉ số cơ thể bao gồm đường huyết, mỡ trong máu và huyết áp. Bên cạnh còn kết hợp với chế độ dinh dưỡng khoa học với những giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt của người bị tiểu đường bằng các sản phẩm hỗ trợ.
Biến chứng thần kinh: Có khoảng một nửa trường hợp người bệnh tiểu đường bị biến chứng này, trong này bao gồm các chứng thần kinh ngoại biên như tê bì chân tay, kiến bò trên da… và các biến chưng thần kinh tự chủ như tim nhanh, táo bón…. Việc này làm tăng nguy cơ bị tàn phế do gây biến dạng bàn chân, loét chi và hoại tử chi.
Loại biến chứng này xuất hiện sớm nhất và thường xuyên nhất qua các triệu chứng như đau, tê hoặc nóng ở chân, nhịp tim và nhọp thở không ổn định, hay tiết mồ hôi…
Kiểm soát lượng đường cân bằng, vệ sinh và chăm sóc bàn chân đúng cách cũng giúp người bệnh phòng ngừa biến chứng thần kinh.
Đường huyết cao làm hệ thống mao mạch ở mắt bị tổn thương, điều này khiến thị lực của người bị tiểu đường suy giảm, thậm chí còn có thể bị mù lòa. Những vấn đề như đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp… cũng có thể xảy ra ở biến chứng mắt.
Chỉ có thể kiểm soát tốt đường huyết của bản thân với chế độ sống khỏe và dinh dưỡng cân bằng mới ngăn được loại biến chứng này. Người bệnh nên có lịch khám mắt định kì, ít nhất là 1 năm một lần. Phải đi khám ngay nếu cảm nhận mắt có vấn đề.
Bệnh bàn chân tiểu đường là hậu quả của nhiều biến chứng hợp lại: thần kinh ngoại biên, mạch máu và nhiễm trùng. Việc cảm giác bị giảm khiến người bệnh không cảm thấy đau ở phần bàn chân, thêm việc hệ miễn dịch giảm và mạch máu bị tổn thương nên vết thương rất lâu lành.
Luôn giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là những vùng dễ nhiễm khuẩn.
==>> Xem thêm: Các chỉ số quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường
Biến chứng thận xuất hiện ngay tại thời điểm chẩn đoán hoặc sau 10 năm mắc bệnh. Nếu không trị tốt thì khoảng từ 5 đến 10 năm sẽ chuyển sang giai đoạn suy thận. Giai đoạn này khó nhận thấy được trệu chứng, nheng nếu cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tiểu đêm nhiều, nước tiểu sủi bọt có mồ hôi hoặc màu vàng đậm thì nên xét nghiệm nước tiểu để xác định có biến chứng thận không.
Kiểm soát đường huyết và huyết áp, ăn ít muối, ít đạm, ít mỡ. Nên đi kiểm tra nước tiểu thường xuyên để theo dõi chức năng thận.
Bệnh tiểu đường là căn bệnh nếu không kiểm soát kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm, gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống bệnh nhân. Để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường, đo chỉ số HbA1c bằng các hệ thống đo Hemoglobin HbA1c là một trong những chỉ số quan trọng giúp kiểm soát căn bệnh mãn tính nguy hiểm này.
Có thể bạn quan tâm
Những điều cần biết về siêu âm ổ bụng
Ngày: 06-12-2021
Siêu âm ô bụng là phương pháp chẩn đoán lâm sàng phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết các phòng khám và cơ sở y tế đều có siê ...
Tầm quan trọng của siêu âm thai trong 3 tháng cuối thai kì
Ngày: 06-12-2021
Siêu âm thai trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ là vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời những bấ ...