Mang thai đôi cần chú ý gì?
Ngày: 01-08-2019 bởi: dinhthi
Khi biết tin mẹ mang song thai, niềm vui như được nhân đôi nhưng sản phụ cũng phải chú ý nhiều hơn đến sức khỏe của mình. Để có thai kỳ khỏe mạnh và hai con chào đời an toàn, các mẹ cần chú ý những điều dưới đây khi mang thai đôi:
Phụ nữ mang thai đôi cần bồi bổ nhiều hơn:
Bà bầu mang đơn thai trung bình mỗi ngày cần thêm 200 – 275 calo. Trong khi đó, bà bầu mang thai đôi được khuyến nghị cần phải tăng từ 16 – 20 kg trong suốt thời gian thai nghén để đảm bảo cho cả 2 thai nhi phát triển tốt nhất trong bụng mẹ . Tương đương với việc mẹ bầu song thai phải dung nạp gấp đôi năng lượng so với bà bầu đơn thai, tức gấp 2 lần số năng lượng khuyến cáo là khoảng 500 calo/ngày.
Mẹ mang thai đôi có thể tăng cân nhiều hơn các bà mẹ mang thai đơn
Với cặp song sinh, mẹ bầu tăng cân nhiều bởi vì họ có hai em bé, hai nhau thai và nhiều nước ối hơn. Vì thế, bà bầu cũng tiêu thụ nhiều calo hơn để mang thai sinh đôi.
Sự tăng cân trung bình là 11,5 kg cho mang thai đơn và 13,5 – 16 kg cho mang thai đôi. Các bà mẹ mang song sinh không nên tăng nhiều hơn 18 kg hoặc ít hơn 7 kg.
Phụ nữ mang thai đôi cần phải đi siêu âm thai thường xuyên hơn:
Việc đi khám thai để bác sỹ kiểm tra và theo dõi sát sao sự tăng trưởng của thai sinh đôi là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý có một số xét nghiệm tầm soát dị tật sẽ làm tăng nguy cơ sẩy thai khi đang mang thai đôi. Ví dụ, khả năng bị sẩy thai sau chọc ối là cao hơn trong lần mang thai sinh đôi. Nếu nguy cơ sẩy thai là 1/1.000 trong đơn thai, nó sẽ lên tới 1/500 ở thai đôi
Đừng quá lo lắng khi mẹ bầu mang thai đôi ốm nghén nhiều hơn bình thường
Khi phụ nữ mang thai song sinh sẽ có các triệu chứng ốm nghén như buồn nôn và nôn mửa cao hơn trong ba tháng đầu tiên. Hầu hết tình trạng ốm nghén sẽ giảm bớt trong tuần 12 đến 14 của thai kỳ nên các mẹ bầu yên tâm nhé.
Mang thai đôi ghi nhận nhiều tình trạng sức khỏe không tốt mà mẹ bầu có nguy cơ cao mắc phải:
· Phụ nữ mang thai đôi có thể cảm thấy đau lưng nhiều hơn, khó ngủ và ợ nóng nhiều hơn. Bà mẹ sinh đôi cũng có một tỷ lệ cao mắc bệnh thiếu máu và băng huyết sau sinh.
· Xuất huyết thai kỳ có nguy cơ cao xảy ra hơn trong lần mang thai sinh đôi.
· Chảy máu âm đạo bất thường trong ba tháng đầu tiên, người mẹ có thể có nguy cơ sẩy thai và điều này thường gặp ở phụ nữ sinh đôi, sinh ba và sinh tư.
· Mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cao hơn khi mang thai sinh đôi
· Tỷ lệ mắc tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ mang thai song sinh cao hơn bình thường. Nguy cơ lớn nhất là khi có em bé nặng ký hơn và đòi hỏi phải sinh mổ để lấy em bé ra.
· Nguy cơ tiền sản giật khi mang thai cao ở các bà mẹ có thai đôi. Các nhà khoa học nhận thấy có sự liên quan giữa mang thai đôi và hiện tượng này. Triệu chứng của tiền sản giật bao gồm tăng huyết áp, tiểu đạm, phù tay chân. Tiền sản giật có thể chuyển thành sản giật khi sinh và gây nên tử vong ở phụ nữ mang thai.
· Sinh non: Các mẹ bầu mang thai đôi có tỷ lệ sinh non cao hơn. Tuy nhiên, sinh non vẫn luôn kèm theo các nguy cơ mắc bệnh hô hấp sau này cũng như các vấn đề khác như nhẹ cân, suy dinh dưỡng, miễn dịch yếu,…
Mẹ mang thai đôi cần bổ sung thêm Axit folic:
Phụ nữ mang bầu song thai có thể cần bổ sung Axit folic nhiều hơn để giúp ngăn ngừa nguy cơ trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh.
Các chuyên gia khuyến cáo nên bổ sung 1 milligram (mg) axit folic mỗi ngày cho thai sinh đôi và 0,4 mg cho đơn thai.
Có thể bạn quan tâm
Những điều cần biết về siêu âm ổ bụng
Ngày: 06-12-2021
Siêu âm ô bụng là phương pháp chẩn đoán lâm sàng phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết các phòng khám và cơ sở y tế đều có siê ...
Tầm quan trọng của siêu âm thai trong 3 tháng cuối thai kì
Ngày: 06-12-2021
Siêu âm thai trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ là vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời những bấ ...