Điều trị Tiền sản giật
Ngày: 03-07-2019 bởi: Hoa Vu
Rất nhiều phụ nữ mang thai tử vong hoặc phải gánh chịu hậu quả nặng nề do những biến chứng nghiêm trọng của việc cao huyết áp bao gồm tiền sản giật và sản giật.
Vậy tiền sản giật là gì và cách điều trị như thế nào để giúp các mẹ bầu giảm thiểu mức độ nguy hiểm do tiền sản giật gây ra?
Tiền sản giật là gì?
![]() |
Tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm thường xảy ra sau 20 tuần mang thai. |
Tiền sản giật là một tình trạng nguy hiểm thường xảy ra sau 20 tuần mang thai. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể xảy ra sớm hơn hoặc sau khi sinh. Các triệu chứng của tiền sản giật bao gồm huyết áp cao và lượng protein trong nước tiểu cao
Tiền sản giật có thể dẫn đến biến chứng nặng hơn là sản giật. Với tình trạng này, huyết áp cao dẫn đến co giật, mất ý thức, có thể hôn mê nguy hiểm đến tính mạng nếu mẹ bầu không được điều trị kịp thời
Hiện nay, các bác sỹ vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra chứng tiền sản giật.Tuy nhiên, nguyên nhân tiềm năng khiến cho nguy cơ mắc tiền sản giật ở phụ nữ mang thai cao hơn được cho là do yếu tố di truyền, vấn đề về mạch máu và rối loạn hệ thống tự miễn dịch.
2.Triệu chứng của tiền sản giật:
Tiền sản giật rất khó để phát hiện nhưng các mẹ bầu cần lưu ý đến các dấu hiệu sau để có thể điều trị kịp thời và giảm thiểu rủi ro cho thai nhi.
- Một số triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Nhức đầu dai dẳng
- Bị sưng bất thường ở tay và mặt
- Tăng cân đột ngột
- Nhìn mờ, hoa mắt
- Đau bụng vùng trên bên phải
Khi khám sức khỏe, bác sĩ có thể thấy rằng huyết áp của bạn là 140/90 mm Hg hoặc cao hơn. Xét nghiệm nước tiểu và máu cũng có thể cho thấy protein trong nước tiểu của bạn, men gan bất thường và lượng tiểu cầu thấp.
![]() |
Một số dấu hiệu khác của bệnh tiền giật |
Nếu có những biểu hiện trên thì các mẹ bầu cần đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám, xét nghiệm, phát hiện và điều trị tiền sản giật sớm nhất có thể.
=>>> Xem thêm: Tầm quan trọng của siêu âm thai trong 3 tháng cuối thai kì
3.Cách điều trị tiền sản giật:
![]() |
Tiền sản giật trong quá trình mang thai và cách điều trị |
Điều trị tiền sản giật phụ thuộc vào thời gian bạn sinh em bé vì việc này giúp giải quyết tình trạng tiền sản giật. Hầu hết phụ nữ sẽ có chỉ số huyết áp bình thường 48 giờ sau khi sinh.
- Từ tuần thứ 37 trở đi, bác sĩ có thể kích thích việc chuyển dạ. Tại thời điểm này, em bé đã phát triển đủ và được coi là sinh non.
- Nếu phụ nữ mang thai bị chứng tiền sản giật trước tuần thứ 37, bác sĩ sẽ xem xét cả sức khỏe của mẹ và bé để quyết định thời gian sinh nở. Điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tuổi thai, cho dù bạn có bắt đầu chuyển dạ hay không và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
- Trong một số trường hợp, mẹ bầu có thể được dùng thuốc để giúp hạ huyết áp và thuốc để ngăn ngừa co giật, một biến chứng có thể xảy ra của tiền sản giật.
- Bác sỹ có thể sẽ cho bạn tiêm thuốc thuốc tĩnh mạch(IV) để giảm huyết áp và tiêm steroid để giúp phổi em bé phát triển nhanh hơn.
- Thai phụ khi nghi ngờ tiền sản giật cần được làm các xét nghiệm cận lâm sàng như:đo chức năng thận, công thức máu,đo chức năng gan, xét nghiệm đông máu, nhóm máu, tổng phân tích nước tiểu. Ngoài ra một số xét nghiệm thai kỳ có thể được bác sỹ yêu cầu như: Đo monitoring sản khoa, siêu âm thai Doppler và theo dõi cử động thai trên máy.
- Đối với các thai phụ có nguy cơ cao dễ bị tiền sản giật, có thể xét nghiệm yếu tố tân tạo mạch máu PLGF trong 3 tháng đầu thai kỳ để phát hiện sớm tiền sản giật.
- Đối với các mẹ bầu bị tiền sản giật nhẹ, em bé chưa phát triển đủ và thai phụ có đủ khả năng tự theo dõi tình trạng bệnh của bản thân thì bác sĩ sẽ tư vấn kỹ càng và mẹ bầu có thể được về nhà nghỉ ngơi, tái khám mỗi tuần 1 lần. Mẹ bầu khi ở nhà cần theo dõi huyết áp 2 lần (sáng và chiều) mỗi ngày và ghi chú lại các thông số đo được ứng với các mốc thời gian.
![]() |
Theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm nguy cơ tiền sản giật |
Các mẹ bầu bị tiền sản giật nhẹ và tự ở nhà theo dõi thì cần nghỉ ngơi, nằm nghiêng về phía bên trái để tránh việc thai nhi đè lên các mạch máu của mẹ. Bữa ăn cần phải giảm lượng muối nhưng tăng lượng protein và uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày. Ăn uống dinh dưỡng và đủ các nhóm chất, ưu tiên ăn các món hấp luộc, rau củ hao quả.
Mẹ bầu phải sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, tinh thần luôn vui vẻ, thoải mái, thực hiện chăm sóc tốt giai đoạn trước sinh cũng như khám thai định kỳ đúng hẹn để được bác sĩ thăm khám và tư vấn đầy đủ về thai kỳ. Ngoài ra, mẹ bầu cần phải chú ý quan sát các biểu hiện bất thường của cơ thể, nhằm phát hiện sớm và giúp cho quá trình điều trị tiền sản giật hiệu quả.
Tiền sản giật rất nguy hiểm và đem lại những hậu quả khôn lường ảnh hưởng đến cả mẹ và bé. Vì vậy khi mang thai mẹ luôn
phải biết cách chăm sóc sức khỏe và siêu âm thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của bé.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Có thể bạn quan tâm
Những điều cần biết về siêu âm ổ bụng
Ngày: 06-12-2021
Siêu âm ô bụng là phương pháp chẩn đoán lâm sàng phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết các phòng khám và cơ sở y tế đều có siê ...
Tầm quan trọng của siêu âm thai trong 3 tháng cuối thai kì
Ngày: 06-12-2021
Siêu âm thai trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ là vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời những bấ ...