Dấu hiệu tiểu đường thai kỳ
Ngày: 03-10-2019 bởi: dinhthi
Tiểu đường thai kỳ là gì?
Tiểu đường thai kỳ là khi người phụ nữ chưa hề được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai nhưng trong lúc mang thai, lượng đường trong máu tăng cao. Điều này có nghĩa là sau khi mang thai, nếu thai phụ có các dấu hiệu của việc đường trong máu tăng cao thì sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh.
Trường hợp mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường trước khi mang thai thì sẽ được gọi là “Mang thai khi đã bị tiểu đường”.
Hai loại này khác nhau nên cần phải phân biệt rõ để không bị nhầm lẫn, cũng phải dựa vào thể trạng của mẹ và tình trạng của bé để đưa ra những chẩn đoán chính xác nhất, cho nên người ta cũng thiết lập hệ thống tiêu chuẩn nghiêm ngặt hơn so với tiểu đường thông thường.
Bệnh tiểu đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành 2 loại: Tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường tuýp 2. Bệnh tiểu đường thai kỳ này thường chỉ xuất hiện trong thời kỳ mang thai và sẽ chấm dứt sau khi em bé ra đời. Tuy nhiên, vẫn có nhiều rủi ro phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 ở những phụ nữ mắc chứng bệnh tiểu đường thai kỳ.
Bệnh tiểu đường thai kỳ xuất hiện ở khoảng 5% phụ nữ mang thai và những người phụ nữ sẽ:
- Chuyển sang bệnh tiểu đường tuýp 2 trong 5 – 10 năm sau khi sinh.
- 10 – 50% phụ nữ có bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2
- Sau khi sinh, lượng đường trong máu của người mẹ sẽ ổn định.
====>> Xem thêm: Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào?
Nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ
- Những người thừa cân hoặc béo phì
- Lớn hơn 35 tuổi
- Đã từng bị tiểu đường trước kia
- Trong gia đình có người bị tiểu đường tuýp 2
- Chủng tộc gốc Latin, người Mỹ gốc Phi, người Mỹ bản địa hoặc gốc đảo Thái Bình Dương, thổ dân Úc, người châu Á
- Từng bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước
Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ
Sau khi ăn uống, thức ăn sẽ tiêu hóa, hấp thu rồi chuyển thành đi vào trong máu, nhưng đường này sẽ không ở trong máu mà chuyển thành năng lượng giúp cơ thể hoạt động, vì thế tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone tên là insulin di chuyển khắp cơ thể nhằm chuyển hóa đường thành năng lượng
Nhưng khi mang thai, có một hormone được tiết ra làm giảm khả năng tiết insulin (kháng insulin) nên lượng đường trong máu tăng lên rất nhiều.
Mẹ bầu bình thường có thể điều chỉnh việc tiết ra nhiều insulin từ tuyến tụy để không làm tăng lượng đường trong máu, nếu thai phụ có thể trạng insulin tiết ra ít hoặc kháng insulin mạnh thì lượng đường trong máu sẽ tăng lên rất nhiều.
Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ
Tiểu tiện nhiều lần
Lúc mang thai, sự gia tăng của hormone HCG và áp lực lên bàng quang gia tăng khiến các bà mẹ cảm thấy “nỗi buồn” nhiều và thường xuyên hơn bình thường. Đây là hiện tượng bình thường với các bà mẹ khi mang thai. Nhưng cũng vì thế, các mẹ sẽ không quan tâm điều này và không biết rằng mình đã “dính chiêu”
Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ cũng gây nên hiện tượng đi tiểu thường xuyên vì lượng glucose không chuyển hóa hết và tồn đọng trong máu làm thận “chướng mắt” và bắt cơ thể xả bằng đường tiểu. Điều này làm cơ thể sản sinh thêm lượng nước tiểu và hệ quả là các mẹ bầu thường xuyên “chào hỏi” WC.
ð Nên trao đổi với các bác sĩ nếu gặp phải chuyện “ghé thăm’’ WC nhiều lần vào đêm và trong ngày.
Luôn cảm thấy khát nước
Việc đi thăm ‘world cup’ quá nhiều khiến lượng nước trong cơ thể thiếu hụt, để giảm tình trạng ‘hạn hán’ trong cơ thể, các mẹ bầu sẽ thường xuyên thấy khô miệng và cần uống nước thường xuyên.
ð Nên đề cập trường hợp này với bác sĩ mỗi lần đi khám thai.
Luôn có cảm giác thèm ăn
Ăn một lần khẩu phần hai người là do ‘hai dạ dày’ cùng ăn, nhưng ăn hai lần khẩu phần hai người liên tiếp thì là do bản thân cơ thể của mẹ bầu rồi. Những người bị tiểu đường thai kỳ thường do insulin trong cơ thể không chuyển hóa hết glucose thành năng lượng để nuôi cơ thể, không đủ năng lượng nên cơ thể phải ‘tán tỉnh’ não, làm não thấy đói và mẹ bầu cũng thấy ‘buồn miệng’.
Thị lực suy giảm
Khi lượng đường trong máu tăng đột ngột và cơ thể chưa kịp thích ứng với sự thay đổi này sẽ khiến mắt bị mờ trong thời gian ngắn. Tầm nhìn sẽ trở lại bình thường khi quen thuộc với sự thay đổi này.
ð Đi khám ngay khi thấy mắt hơi lờ mờ loạng choạng.
Mệt mỏi tới mức kiệt sức
Ai cũng nghĩ ‘mang bầu mang một người sao có thể không mệt?’, nhưng việc mệt tới mức kiệt sức và thường xuyên xảy ra thì có nghĩa là thiếu sắt hoặc bị bệnh rồi.
ð Nếu ăn uống nghỉ ngơi đầy đủ lại không có dấu hiệu bị ốm nhưng lại xuất hiện tình trạng này, cảm giác mệt và phải thở dốc sau bữa ăn thì nên ‘book’ ngay cuộc hẹn với bác sĩ nhé!
Xuất hiện nhiều tưa lưỡi
Tưa lưỡi xuất hiện dày và liên tục là biểu hiện của việc cơ thể có quá nhiều đường. Lượng đường thừa trong cơ thể là nguồn dinh dưỡng để nuôi cho nấm candida sinh sôi, dẫn tới hình thành tưa. Nếu mẹ bầu bị tưa lưỡi thì có khả năng đã mắc bệnh tiểu đường thai kì.
Điều trị tiểu đường thai kỳ như thế nào
Trong quá trình mang thai, nếu các mẹ bầu không có chế độ ăn uống – vận động – nghỉ ngơi – thăm khám hợp lý thì bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ gây hại đến sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nhưng nếu điều trị hợp thời và hợp lý thì đứa bé sẽ khỏe mạnh sau khi sinh.
Thường xuyên vận động: 30 phút mỗi ngày không nhiều nhưng lại đủ để cơ thể dung nạp glucose dễ dàng, đẩy lùi tiểu đường, khắc phục triệu chứng đau lưng, chuột rút….
Ăn uống khoa học lành mạnh: Bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, ít chất béo và calo, nên ăn hoa quả, rau xanh và ngũ cốc, không bỏ bữa và kiểm soát lượng calo nạp vào người
==>> Xem thêm: Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường
Duy trì cân nặng: Cả mẹ và con không nên tăng quá 12- 14kg trong igai đoạn này, nếu cần thì nên giảm cân trước khi mang thai.
Thường xuyên kiểm tra định kỳ: Kiểm soát lượng đường trong máu bằng cách xét nghiệm HbA1c không quá 6.5, phòng tăng huyết áp, tay chân không phù nề… Theo dõi kịp thời các biến động của cơ thể, có vấn đề gì phải đi tới gặp bác sĩ ngay.
Chế độ nghỉ ngơi hợp lý: Hạn chế làm việc, nghỉ ngơi thật nhiều, tâm trạng thoải mái vui vẻ, không lo lắng gì thì con và mẹ mới thoải mái được.
Có thể bạn quan tâm
Những điều cần biết về siêu âm ổ bụng
Ngày: 06-12-2021
Siêu âm ô bụng là phương pháp chẩn đoán lâm sàng phổ biến nhất hiện nay. Hầu hết các phòng khám và cơ sở y tế đều có siê ...
Tầm quan trọng của siêu âm thai trong 3 tháng cuối thai kì
Ngày: 06-12-2021
Siêu âm thai trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ là vô cùng quan trọng, giúp bác sĩ chẩn đoán và xử lý kịp thời những bấ ...